C/O là gì? Các bước phải thực hiện trong quy trình xin cấp C/O?

1. C/O là gì?

C/O (Certificate of Origin – Hay còn gọi là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.

Dựa vào C/O mà nước nhập khẩu có thể biết được hàng hóa đó có nhận được những chính sách ưu đãi về thuế hay không. Ngoài ra C/O còn được dùng để áp dụng thuế chống phá giá giúp thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch.

Certificate of Origin

Certificate of Origin

2. Những ai có thể cấp phát C/O:

Ở Việt Nam, có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O đó là:

– Bộ Công Thương, phòng Xuất Nhập Khẩu do Bộ này chỉ định: cấp phát các C/O FORM A, D, các C/O nào do sự thoả thuận của các chính phủ mà thành.

– Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: VIETNAM CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY cấp các FORM còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát C/O

3. Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

– Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:

+ C/O form A: Đây là chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng được xuất khẩu mà Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế quan phổ cập GSP.

+ CO form B: Đây là chứng nhận xuất xứ hàng hoá dành áp dụng cho các lô hàng được xuất đi các nước không ưu đãi.

+ CO form D: Đây là chứng nhận xuất xứ đối với các lô hàng xuất sang các nước trong khối ASEAN được hưởng ưu đãi về thuế và được nếu rõ trong hiệp định CEPT.

+ CO form E: Đây là chứng nhận xuất xứ đối với các mặt hàng sang Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN, các mặt hàng này sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế

+ CO form S: Đây là chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi về thuế.

+ CO form AK: Đây là chứng nhận xuất xứ đối với các lô hàng được xuất sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các quốc gia trong khối ASEAN được hưởng ưu đãi về thuế.

+ CO form AJ: Đây là chứng nhận xuất xứ đối với các mặt hàng được xuất khẩu sang Nhật hoặc ngược lại và các quốc gia trong khối ASEAN sẽ được hưởng ưu đã về thuế

4. Quy Trình Xin Cấp C/O Online Tại Bộ Công Thương?

Bước 1: Bạn phải truy cập vào trang Web www.ecosys.gov.vn và tiến hành đăng ký các thông tin doanh nghiệp sau đó đính kèm và gửi đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ.

Bước 2: Cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ đã chính xác hay chưa nếu chính xác sẽ tiến hành duyệt xin cấp C/O nếu chưa bạn sẽ phải tiến hành bổ sung và chỉnh sửa.

Bước 3: Sau khi được duyệt cấp C/O cán bộ sẽ ký đóng dấu vào form xin cấp C/O và truyền lại cho bạn.

5. Quy Trình Xin Cấp C/O Tại VCCI?

Bước 1: Đối với những doanh nghiệp lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang hoặc xin tại Bộ phận C/O – Khi xin C/O tại Chi nhánh VCCI cần nộp cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của doanh nghiệp.

Bước 2: Sau khi đã nộp các giấy tờ trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O bao gồm:

  • Đơn xin cấp C/O: Cần điền đầy đủ thông tin các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.
  • Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Mỗi người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ mặt hàng cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B. C/O đã được khai sẽ bao gồm 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao trong đó 1 bản cấp cho tổ chức cấp C/O và 1 bản cho người xuất khẩu.
  • Commercial Invoice: Đây là hóa đơn thương mại gồm 1 bản gốc do doanh nghiệp phát hành.
  • Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: Gồm bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp, và dấu “Sao y bản chính” là đã hoàn thành thủ tục hải quan. Trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật hoặc có lý do chính đáng có thể nộp sau chứng từ này.
  • Packing List: Gồm 1 bản gốc của doanh nghiệp
  • Bill of Lading (Vận đơn): Gồm 1 bản sao có dấu đỏ và chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp và có dấu “Sao y bản chính”
  • Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): Trong trường hợp doanh nghiệp nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước có hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Bảng giải trình Quy trình sản xuất: doanh nghiệp phải giải trình các bước sản xuất để ra sản phẩm cuối cùng đối với những doanh nghiệp lần đầu xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay mặt hàng lần đầu xin C/O. Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, các doanh nghiệp giải trình theo như các mẫu mà các cán bộ C/O hướng dẫn.
  • Các giấy tờ khác: Tùy theo mặt hàng và nước xuất khẩu mà doanh nghiệp sẽ được các cán bộ C/O hướng dẫn thêm như: Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.

6. Tham khảo điều kiện để được cấp C/O form A:

* Quy định xuất xứ: để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) – gọi tắt là tiêu chuẩn xuất xứ GSP (hay điều kiện để được cấp C/O form A) được quy định khá chặt chẽ. C/O form A có tác dụng nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia đang phát triển mà các nước phát triển áp dụng.

* Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam: đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP, được quy định cụ thể như sau:
– Quy định xuất xứ GSP của Australia (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí lao động ít nhất bằng chi phí sản xuất sản phẩm.
Quy định xuất xứ GSP của New Zealand (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí sản xuất khác phát sinh tại Việt Nam, các nước được hưởng khác và New Zealand ít nhất bằng chi phí sản xuất sản phẩm.

– Quy định xuất xứ GSP của USA* (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN: Cambodia, Indonesia, Philippines, Thailand) : Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước ASEAN khác, và chi phí chế biến trực tiếp ít nhất bằng 35% trị giá xuất xưởng của sản phẩm. GSP hiện tại của USA áp dụng cho 4.650 sản phẩm, 144 nước và vùng lãnh thổ, thời hạn từ 2002-2006.
– Quy định xuất xứ GSP của Canada (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 40% trị giá xuất xưởng của sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của Russia, Belarus, Bulgaria (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 50% trị giá FOB của sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của EU, Switzerland, Norway, Turkey (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ**, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN): quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S
– Hàng xuất sang các nước ASEAN (LAOS; các nước có tham gia GSTP, APEC; và các nước còn lại khác) để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm, hoặc sơ chế, hoặc xuất tiếp sang các nước EU, Switzerland, Norway, Turkey, nếu khách hàng ASEAN cần cung cấp C/O form A để áp dụng quy tắc cộng gộp ASEAN, thì có thể xét cấp C/O form A theo quy định xuất xứ GSP của nước nhập khẩu cuối cùng.
– Quy định xuất xứ GSP của Japan (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ nguyên liệu nhập khẩu từ Japan, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN 5 nước Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand, Vietnam) : quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S.

*  Lưu ý: * Từ viết tắt và công thức:

TGNL: Trị giá nguyên liệu, trong đó trị giá nguyên liệu nhập khẩu được xác định theo giá CIF tại thời điểm nhập khẩu, hoặc nếu không biết là giá mua đầu tiên tại Việt Nam.

CPSX: Chi phí sản xuất (the factory or works cost) = chi phí trước lợi nhuận (cost before profit) = Chi phí NPL (nội,ngoại) + chi phí sản xuất khác (trong đó có chi phí lao động).

TGXX: Trị giá xuất xưởng (the ex-factory price / the ex-works price)= giá bán tại xưởng = chi phí sản xuất + lợi nhuận.

FOB: Trị giá FOB = giá bán tại mạn tàu = trị giá xuất xưởng + chi phí đưa hàng từ xưởng lên mạn tàu.

BTr: Quy tắc Bảo trợ: nguyên liệu có xuất xứ (/nhập khẩu từ) nước cho hưởng (nước bảo trợ) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm xuất.

CG: Quy tắc cộng gộp (khu vực/toàn cầu) : nguyên liệu có xuất xứ nước được hưởng khác (nước cộng gộp) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm xuất.

CG toàn cầu: cộng gộp nguyên liệu của tất cả các nước được hưởng khác trên toàn cầu.

CG khu vực (cụ thể khu vực ASEAN) : cộng gộp nguyên liệu chỉ của các nước được hưởng khác trong khu vực ASEAN.

Originating materials: NL có xuất xứ VN, NL CG, NL BTr

CÔNG TY TNHH VICAMEX 

Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải tuyến Việt Nam – Campuchia.

Vicamex – một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ gửi hàng đi Campuchia và gửi hàng từ Campuchia về Việt Nam uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp hàng đầu trên thị trường được mọi khách hàng tin chọn. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ vận tải cho tất cả các nhu cầu giao nhận vận chuyển và logistics của khách hàng.

Khi đến với Vicamex khách hàng không những tiết kiệm được thời gian, chi phí mà còn đảm bảo linh hoạt trong việc đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, trọn gói nhất, đem đến cho khách hàng sự hài lòng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm xử lý thông quan các loại mặt hàng, đa kích cỡ & trọng lượng như: xe container, xe nâng, xe xúc, thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, hàng dệt may, sắt thép, nội thất, máy móc… chúng tôi luôn đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn Phòng: 86/50 Đường Âu Cơ, Phường 9, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0937.333.993

Email: sales@vicamex.com.vn

Website: https://vicamex.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/vicamex

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn

Bài Viết Liên Quan